Thuốc giảm đau thời cổ đại

Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học cho thấy tổ tiên của chúng ta đã biết sử dụng các phương pháp giảm đau từ cây cỏ hiệu quả.

Cây kỳ nham

Cây kỳ nham (henbane) được sử dụng như một loại thuốc gây mê từ thời cổ đại. Loại cây này có chứa atropine (dùng làm thuốc giãn cơ) và scopolamine (dùng để ngăn ngừa nôn mửa, gây buồn ngủ). Cây kỳ nham được dùng từ thế kỷ thứ nhất sau CN để làm thuốc giảm đau. Ở Thổ Nhĩ Kỳ cổ đại, henbane được gọi là beng, chế thành thuốc viên hoặc hun khói dùng làm thuốc giảm đau răng, đau tai, khử trùng miệng.

Châm cứu

Châm cứu bắt nguồn từ thời đại đồ đá với những cách chữa bệnh đơn giản như dùng gai, que nhọn, xương thú, đá nhọn để trích một điểm trên da để giảm đau. Lâu dần, qua kinh nghiệm thực tiễn, người ta xác định được các điểm cần tác động khi muốn chữa một chứng bệnh. Quyển sách được coi là xưa nhất về châm cứu là cuốn “Nội kinh linh khu” viết cách đây gần 3000 năm (770-221 trước CN). Tại Châu u, ngay từ những năm đầu thế kỷ 20, phương Tây đã biết đến châm cứu nhưng châm cứu học không thể phát triển được ở đây. Tuy nhiên, khoa học hiện đại chứng minh châm cứu có hiệu quả giảm đau, gây tê như morphin.Cà độc dược.

Cà độc dược.

Cây khoai ma (mandragora)

Đây là một trong những thuốc gây mê đầu tiên làm cho người bệnh bất tỉnh. BS người Hy Lạp Dioscorides (49-90 sau CN) đã viết về tác dụng của rượu được nấu từ cây này gây ra giấc ngủ sâu giúp các bệnh nhân trải qua phẫu thuật mà không cảm thấy đau đớn. Đến thế kỷ 13, ở Italia, các thầy thuốc đã giới thiệu việc sử dụng miếng bọt biển ngâm trong dung dịch hòa tan mandragora, để lên mũi của bệnh nhân khiến bệnh nhân không còn cảm giác đau đớn.

Cà độc dược

Cà độc dược chứa nhiều alcaloid, chủ yếu là scopolamine (chất gây ảo giác mạnh) có tác dụng ngăn suyễn, giảm ho, chống đau, chống co giật. Loại cây này được xếp vào bảng có độc tính cao, thành phần alcaloid có khả năng hủy phó giao cảm, tạo ảo giác mạnh, gây mê sảng, hoang mang khiến con người không phân biệt được thực tế và ảo giác. Dùng cà độc dược liều cao, đặc biệt là hoa và lá có thể dẫn đến ngộ độc, mê sảng kéo dài, mất trí nhớ, thậm chí tử vong.

Ethylene

Theo ghi nhận trong sử sách, loại khí ethylene được sử dụng bởi nữ tu sĩ có tên là Pythia. Bà được mệnh danh là nhà tiên tri của Delphi và tu luyện tại đền thờ thần Apollo, Hy Lạp cổ đại. Tương truyền bà hít khí này vào sẽ có sức mạnh dự báo tương lai. Kể từ đó, khí này được sử dụng rộng rãi bởi các nhà tiên tri khác. Năm 1930, ethylene được ca ngợi như một thuốc gây mê toàn thân mới. Nó sẽ thay thế chloroform - chất này gây tác động hậu phẫu nghiêm trọng như tử vong đột ngột, buồn nôn sau phẫu thuật.

Cây cải cần thuộc họ diên hồ (Corydalis)

Ở Trung Quốc cổ đại, củ và rễ cây corydalis được đào lên đun sôi trong dấm và dùng để giảm đau đầu, đau lưng. Là họ hàng của cây anh túc, cây corydalis chủ yếu phát triển ở miền Trung Trung Quốc. Theo các nhà khoa học hiện đại, loại cây này có tác dụng giảm đau vì nó chứa dehydrocorybulbine (DHCB) - có tác dụng giảm đau mà không gây nhờn thuốc.

Cây liễu (willow)

Trong nhiều thế kỷ, vỏ cây liễu được sử dụng như một chất giúp giảm đau hiệu quả, đặc biệt là vỏ cây liễu trắng. Ebers Papyrus - một tập hợp các văn bản y khoa từ năm 1500 TCN mô tả việc sử dụng vỏ cây liễu như loại thuốc giảm đau. Người Trung Quốc và Hy Lạp cổ đại cũng sử dụng vỏ cây liễu cho mục đích này. Nghiên cứu hiện đại cho thấy vỏ cây liễu là thuốc giảm đau hiệu quả vì chứa salicin - một chất tương tự như aspirin - nhưng sử dụng vỏ cây liễu ở liều thấp hiệu quả hơn aspirin. Do hiệu quả của nó, phương pháp điều trị này vẫn được sử dụng hàng thế kỷ nay trong giảm đau do đau đầu, đau lưng và viêm xương khớp.

Minh Huệ

((Theo LS, 2017))

Phong cước khí và phép chữa

Phong cước khí là do cảm nhiễm phải khí phong thấp với các triệu chứng: sợ gió, các khớp xương đau nhức, từ chân đến đầu gối đau mỏi và sưng không đi lại được, có khi ngoài da tê dại, cấu vào không biết đau, mạch phù, hoãn. Phép chữa là tuỳ theo tiến triển của bệnh.

Đau nhức xương khớp (từ bàn chân đến đầu gối) - Một biểu hiện của phong cước khí.

Khi bệnh mới mắc, người bệnh sợ gió, các khớp xương đau nhức. Phép chữa là bổ chính khu tà. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: trúc lịch, tần giao, hoàng cầm, phòng kỷ, quế tâm, cam thảo, cát căn, ma hoàng, tế tân, can khương mỗi vị 4g; phòng phong, thăng ma mỗi vị 6g; phục linh, phụ tử mỗi vị 8g, hạnh nhân 50 hạt. Các vị sắc với 5 bát nước, cạn còn 2 bát, bỏ bã, chia uống làm 2 lần. Nên uống bài này khi bệnh mới phát.

Bài 2: cúc hoa 40g; cam thảo, nhân sâm mỗi vị 20g; thiên hùng, thạch hộc mỗi vị 18g; tục đoạn, trạch tả, tế tân, thạch vi, xương bồ, phục linh, phòng phong, can khương, hoài sơn, hoàng kỳ, viễn chí, tần giao, ngưu tất, đỗ trọng, sinh địa, bạch truật, tỳ giải mỗi vị 12g; ô đầu 6g. Các vị tán bột. Mỗi lần dùng 1 đồng cân, hòa với rượu nóng, uống ngày 3 lần. Nếu chưa khỏi thì mỗi lần uống thêm lên 2 đồng cân. Công dụng: khu phong tán hàn, bổ chính giúp bệnh khỏi mà chính khí không bị tổn thương.

Khi các khớp xương đều đau nhức, từ chân đến đầu gối tê dại và sưng, mạch phù, hoãn: Phép chữa là khu phong tiết tà. Dùng một trong các bài:

Bài 1: ma hoàng 4g, cát căn 8g, hoàng cầm 8g, phòng kỷ 12g, trúc lịch 40g (để riêng), phòng phong 8g, tần giao 8g, phục linh 20g, hạnh nhân 12g, cam thảo 2g. Đổ 6 bát nước vào ấm, sắc trước với ma hoàng cho cạn còn 4 bát, gạt bỏ bọt, cho các vị khác vào, sắc còn 1 bát rưỡi. Trúc lịch giã nát, cho nước vào khuấy đều, lọc lấy nước, cho vào nước thuốc trên, đun sôi kỹ, uống nóng 1 lần.

Sinh khương (gừng tươi) - một vị thuốc chữa cước khí.

Bài 2: khương hoạt 6g, phòng phong 6g, hoàng cầm 6g, cam thảo 2g, bạch linh 12g, mộc qua 8g, hoàng liên 4g, hoàng bá 4g, qua lâu 12g, sài hồ 6g, trạch tả 12g, mộc hương 4g. Các vị sắc với 4 bát nước còn 1 bát, uống 1 lần.

Thời kỳ bệnh nặng có nôn ọe, suyễn và đầy, tức là “cước khí xung tâm”: uống ngay bài Thù du mộc qua khương hoạt thang gồm ngô thù du 4g, binh lang 12g, khương hoạt 12g, mộc qua 6g, sinh khương 5 lát. Các vị sắc với 4 bát nước còn 1 bát, uống 1 lần.

Chứng bệnh này nếu không chữa ngay, dần dà khí độc lên tới thiên phúc, da thịt nơi đó cấu không biết đau, chỉ trong vòng 4-5 ngày sẽ phát sinh chứng nôn ọe, suyễn và đầy; rất khó chữa.

Lương y Thảo Nguyên

Thiên nhân, khí hậu với sức khỏe con người

Những vùng khí hậu lạnh, đất cao phần nhiều lắm táo khí, những vùng đất thấp nhiều thấp khí. Cho nên khí hậu, thiên thời, tính chất của đất, nước giữa các vùng miền cũng khác nhau, nên về sinh lý và bệnh lý của con người cũng khác nhau.

Vùng giáp biển gần nước, dân cư ăn nhiều cá, thích ăn mặn, da đen, lỗ chân lông thưa, thường dễ mắc bệnh ngoài da. Những vùng núi cao, gió nhiều, đất khô, ăn nhiều thịt, người béo, lỗ chân lông kín tà khí khó xâm nhập, bệnh phần nhiều chủ yếu là nội chứng. Phía Nam khí hậu nóng, dương khí thịnh, thích ăn chua, hoặc thức ăn đã ướp muối, da dẻ đỏ, bệnh phần nhiều thuộc cân(gân) mạch, co cứng, tê dại…Cư dân sống ở thành thị đất bằng phẳng, nhiều ẩm thấp, lao động nhàn rỗi, ăn uống đầy đủ thường hay mắc các chứng suy, khuyết, nghịch. Khi điều trị ngoài dùng thuốc, cần hướng dẫn bệnh nhân tập luyện, xoa bóp, vận động.

Người xưa cho rằng: Sự khác nhau giữa thủy, thổ, tập quán, sinh hoạt, thể chất và bệnh tật có liên quan đến sự biến hóa khí hậu của từng vùng. Những vùng khí hậu lạnh, đất cao phần nhiều lắm táo khí, những vùng đất thấp nhiều thấp khí. Cho nên khí hậu, thiên thời, tính chất của đất, nước giữa các vùng miền cũng khác nhau, nên về sinh lý và bệnh lý của con người cũng khác nhau. Vùng giáp biển gần nước, dân cư ăn nhiều cá, thích ăn mặn, da đen, lỗ chân lông thưa, thường dễ mắc bệnh ngoài da. Những vùng núi cao, gió nhiều, đất khô, ăn nhiều thịt, người béo, lỗ chân lông kín tà khí khó xâm nhập, bệnh phần nhiều chủ yếu là nội chứng.

Phía Nam khí hậu nóng, dương khí thịnh, thích ăn chua, hoặc thức ăn đã ướp muối, da dẻ đỏ, bệnh phần nhiều thuộc cân(gân) mạch, co cứng, tê dại…Cư dân sống ở thành thị đất bằng phẳng, nhiều ẩm thấp, lao động nhàn rỗi, ăn uống đầy đủ thường hay mắc các chứng suy, khuyết, nghịch. Khi điều trị ngoài dùng thuốc, cần hướng dẫn bệnh nhân tập luyện, xoa bóp, vận động.

Khi điều trị cũng cần căn cứ khí hậu, thổ nhưỡng, tập quán mỗi vùng miền mà dùng phương pháp điều trị khác nhau, dùng liều lượng thuốc cũng khác nhau. Ví dụ mùa hè mắc chứng sốt cao bệnh nhân ở miền Bắc khí hậu điều hòa hơn nên có thể dùng 16g Thạch cao trong bài “thanh nhiệt lương huyết” là đủ, nhưng ở miền Trung gió Lào thổi mạnh, nóng khô nên Thạch cao Phải dùng 20g thậm chí 30g và phải gia thêm các vị thuốc lương huyết, sinh tân thì mới giảm sốt. Ở phía Nam nắng nóng hơn nhưng nhiều nước nên phần nhiều mắc chứng sốt do thấp nhiệt, khi điều trị, ngoài thanh nhiệt phải gia thêm các vị tán thấp mới có kết quả. đấy là phương pháp chữa bệnh theo khí hậu thổ nghi và tập quán của Đông y.

Cách dưỡng sinh phòng bệnh: Trong Đông y việc dưỡng sinh phòng bệnh để bảo tồn sự sống của con người là hết sức quan trọng. Nhưng phải phù hợp với khí hậu bốn mùa. Mọi sinh hoạt phải thích ứng với qui luật sinh, trưởng, thu, tàng, giữ gìn nhịp nhàng giữa tự nhiên và cơ thể để đạt được mục đích: Dưỡng sinh, dưỡng trưởng, dưỡng thu, dưỡng tàng. Để người và tự nhiên là một khối thống nhất không bị “khí lục dâm” làm tổn hại đến sức khỏe.

Lấy rèn luyện cơ thể mà nói: Trong một ngày khí hậu từng giai đoạn cũng khác nhau. Buổi sáng là khí hậu của mùa xuân, buổi trưa là khí hậu của mùa hạ, chập tối là khí hậu của mùa thu, nửa đêm là khí hậu của mùa đông. Ban ngày dương khí nhiều, âm khí ít. Ban đêm âm khí nhiều, dương khí ít. Buổi sáng công năng của dương khí vượng nên tập thể dục vào buổi sáng để thu được nhiều năng lượng của dương khí. Không nên tập thể dục hoặc đi bộ vào buổi tối, vì buổi tối nhiều âm khí, hít nhiều âm khí vào cơ thể không tốt cho sức khỏe, sau một thời gian sẽ sinh bệnh thuộc hàn chứng, tích trệ...

Cách điều trị bệnh: Dựa trên nguyên tắc sinh, trưởng, hóa, thu, tàng. Kết hợp với vị khí của thuốc và khí của ngũ tạng lục phủ trong cơ thể. Theo qui luật sinh khắc của ngũ hành trong bốn mùa mà định ra phép tắc dùng thuốc trong chữa bệnh: Mùa xuân khí thăng phát thiên thắng, không nên dùng nhiều thuốc khổ hàn, tả hỏa làm tổn hao dương khí. Mùa hạ thử khí thiên thắng, không nên dùng nhiều thuốc tân ôn làm tổn thương âm khí. Mùa trường hạ nhiều thấp khí, không nên dùng nhiều thuốc nê trệ, nhuận, dẫn đến trệ thấp tà khí lưu lại trong cơ thể. Mùa thu khí hậu khô táo, không nên dùng nhiều thuốc cường táo, làm hao tổn tân dịch. Mùa đông là mùa bế tàng, không nên dùng nhiều thuốc khai tiết, hoặc thuốc hàn tiết, làm tổn thương dương khí.

Đó là cách sống, sinh hoạt, phòng bệnh, dưỡng sinh, chữa bệnh, mà người xưa đã dày công nghiên cứu, qua quá trình biến hóa của tự nhiên, đúc rút để lại cho đời sau…

TTND.BS. Nguyễn Xuân Hướng

Khàn tiếng do viêm thanh quản

Bên trong thanh quản là dây thanh - hai nếp gấp của niêm mạc bao phủ cơ và sụn. Thông thường dây thanh mở và đóng êm, tạo thành âm thanh thông qua chuyển động và rung động. Nhưng trong viêm thanh quản, dây thanh bị viêm hay bị kích thích. Điều này gây ra sưng thanh quản, biến dạng của các âm thanh bởi không khí đi qua chúng. Kết quả là, giọng nói khàn. Trong một số trường hợp viêm thanh quản, giọng nói có thể trở thành gần như không nghe được.

Viêm thanh quản có thể ngắn (cấp tính) hoặc lâu dài (mạn tính). Hầu hết các trường hợp viêm thanh quản được kích hoạt bởi nhiễm virút tạm thời hoặc biến dạng giọng nói và không nghiêm trọng.

Ma hoàng

Theo y học cổ truyền, chứng khàn tiếng trên lâm sàng được chia ra 4 loại hình:

Thể phong hàn: triệu chứng thường thấy là phát bệnh nhanh, tiếng nói không rõ, âm khàn, đau đầu, sổ mũi, hokhông ra tiếng, lạnh run phát sốt.

Thể phong nhiệt: triệu chứng thường thấy là phát ra âm thanh không rõ, âm thanh nặng đục, miệng nóng, cổ khô, ho ra đờm vàng đặc.

Thể phế nhiệt: triệu chứng chủ yếu là đổ mồ hôi, âm khàn, miệng khô họng nóng, ho khankhông đờm.

Thể phế thận âm hư: triệu chứng thường thấy là bệnh khởi phát từ từ, dần dần âm khàn, họng khô lâu ngày không hết, hoặc ho khan không đờm, tâm ngũ phiền nhiệt, choáng váng ù tai, lưng gối mỏi nhừ.

Trên lâm sàng thường gặp thể mất tiếng do cảm phải phong hàn với các triệu chứng: tiếng khản, ho, sốt, mũi tắc, tiếng thở phô, mạch phù, rêu lưỡi mỏng trắng. Phép điều trị: sơ tán phong hàn, tuyên phế khí.

Có thể dùng các bài thuốc, vị thuốc sau tùy tình hình bệnh và điều kiện bệnh nhân mà sử dụng thích hợp.

Bài thuốc dùng trong viêm thanh quản

Bài 1: Ma hoàng 8g, hạnh nhân 12g, cam thảo 6g, kinh giới 12g, tiền hồ 12g, bối mẫu 12g, trần bì 8g, cát cánh 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau bữa ăn.

Bài 2: Hoài sơn 16g, thục địa 16g, sơn thù 8g, phục linh 12g, mẫu đơn bì 6g, trạch tả 8g.

Bài 3: Lá tía tô 12g, kinh giới 8g, gừng tươi 8g, lá hẹ 12g, lá xương sông 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau bữa ăn.

Bài 4: Hạnh nhân 3g, quế chi 1g. Thành phần 2 vị trên phải là tỉ lệ 3/1. Hạnh nhân bỏ vỏ, hạt. Quế chi mài thành bột, cho hạnh nhân vào giã nhuyễn, cho vào bao vải vắt lấy nước, mỗi ngày uống 5- 6 lần. Bài thuốc này có tác dụng thông phổi, tán hàn. Chủtrị mất tiếngdo phong hàn dẫn đến chứng sổ mũi…

Bài 5: Nước mía 100 - 150ml, gạo 50 - 100g. Gạo vo sạch, đổ nước mía vào, đô thêm lượng nước thích hợp nấu cháo mỗi ngày ăn 1 - 2 lần. Bài thuốc này có tác dụng thanh phế nhuận táo, có thể trị mất tiếng do phổi nóng, đổ mồ hôi dẫn đến.

Bài 6: Vỏ dưa hấu thái khô 30 - 50g, gạo 100g. Cho cả 2 vào nồi, đổ vào lượng nước thích hợp nấu cháo, cho thêm ít dầu lạc. Bài thuốc này có tác dụng trị mất tiếng do phổi nóng, toát mồ hôi dẫn đến, có tác dụng thanh phế nhuận táo.

Bài 7: Củ cải tươi lượng thích hợp, một ít nước gừng tươi. Củ cải tươi bỏ vỏ, giã nhừ, vắt lấy nước, pha nước gừng tươi vào, mỗi ngày uống một lượng tùy thích.

Một số vị thuốc có thể dùng riêng lẻ

Rẻ quạt (xạ can): có tác dụng bảo vệ, tránh tổn thương, phục hồi các dây thanh âm, kháng lại vi sinh xâm nhập, cải thiện tình trạng khản tiếng, mất tiếng hiệu quả. Ngày dùng 3 - 6g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột làm viên ngậm. Có thể dùng từ 10 - 20g thân rễ tươi rửa sạch, nhúng qua nước sôi, giã nát với vài hạt muối, vắt nước ngậm và nuốt dần. Hoặc có thể kết hợp rẻ quạt cùng bán biên liên, sói rừng, bồ công anh… để tăng hiệu quả điều trị và giúp cải thiện triệu chứng khản tiếng, mất tiếng, phòng viêm thanh quản tái phát.

Giá đỗ: theo một nghiên cứu, trong 100g giá đỗ xanh có 5,5g protid, 5,3g glucid, 38g canxi, 91mg phốt pho, 1,4mg sắt, 0,2mg vitamin B1, 0,13mg vitamin B2, 0,75mg vitamin PP, 0,09mg vitamin B6, 10mg vitamin C, giàu vitamin E với hàm lượng 15 - 25mg và cung cấp 44 calo. Giá đỗ xanh có vị ngọt, nhạt, hăng, hơi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chỉ khát, tiêu thực. Dược liệu thường được dùng dưới dạng tươi sống hoặc muối chua... Dùng một nắm giá đậu xanh, rửa sạch, giã dập nát, sau đó cho 200ml nước sôi, khuấy đều. Dùng nước này mỗi lần từ 10 - 20ml, ngậm rồi nuốt từ từ. Nếu ăn được giá sống thì nên nhai giá sống, nuốt nước, kết quả cũng rất tốt.

Mật ong và chanh tươi:


mật ong chứa nhiều vitamin A, B, C, E, các nguyên tố vi lượng, chất khoáng, men và một số kháng sinh. Bên cạnh đó, theo Đông y, chanh vị chua, tính bình, có tác dụng tạo ra nước bọt làm giảm khát, giải nhiệt, thích hợp với các chứng bệnh quá nóng sinh nhiệt, bứt rứt khó chịu, miệng khát, mệt mỏi, thiếu lực, nôn oẹ... Đặc biệt, khi chanh tươi được kết hợp mật ong, sẽ tạo nên bài thuốc tuyệt vời giúp giảm triệu chứng của các bệnh về họng như: viêm họng, khản tiếng, đau rát họng…Cách làm: cắt tỉa lớp vỏ ngoài của quả chanh thành hình múi khế, đặt quả chanh trong một chén nhỏ. Sau đó, cho một vài thìa mật ong đủ ngấm đủ toàn bộ quả chanh. Để khoảng 1 - 2 giờ rồi cắt ra và ngậm.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

(Đơn vị Đau Cơ sở 3 Đại học Y Dược TP.HCM)

Bài thuốc trị chứng can hư dẫn đến thận âm hư

Trên lâm sàng biểu hiện đầy đủ các chứng trạng âm hư của hai tạng can và thận. Phần nhiều do bệnh nhân ốm lâu ngày hoặc lao thương quá độ hoặc do tà bệnh ôn nhiệt, làm hao thương can âm và thận âm mà gây bệnh.

Chứng can thận âm hư thường gặp trong các bệnh như: hiếp thống, yêu thống (đau lưng), hư lao, huyết chứng, huyễn vậng (choáng váng), kinh nguyệt trước kỳ, bế kinh và thống kinh… Biểu hiện mắt nhìn mờ hoặc quáng gà, gân mạch co cứng, tê dại, co giật, móng tay, móng chân khô giòn, đau hai mạng sườn, chóng mặt, ù tai, lưng đùi ê mỏi, tóc rụng, răng lung lay, gầy còm, miệng khô họng ráo, di tinh, ngũ tâm phiền nhiệt, sốt từng cơn về chiều, hai gò má đỏ, ra mồ hôi trộm, hư phiền mất ngủ, tiểu tiện vàng, đại tiện khô, chất lưỡi đỏ ít rêu hoặc không có rêu, mạch trầm huyền tế sác…

Bài thuốc trị chứng can hư dẫn đến thận âm hưCan thận âm hư sinh ra chứng đau lưng.

Tùy từng chứng trạng mà dùng bài thuốc phù hợp như sau:

Can thận âm hư sinh ra chứng hiếp thống (đau hai mạn sườn)

Triệu chứng: Hai mạn sườn đau âm ỉ, dai dẳng không dứt, đùi lưng đau ê mỏi, váng đầu hoa mắt, sốt từng cơn, ra mồ hôi trộm.

Phép trị: Tư bổ can thận.

Bài thuốc: “Nhất quán tiễn”: bắc sa sâm 16g, mạch môn 12g, đương qui 12g, sinh địa 12g, cẩu kỷ tử 12g, khổ luyện tử (hạt thầu đâu rừng) 8g. Tùy chứng trạng của bệnh nhân mà gia giảm và dùng liều lượng cho thích hợp. Ngày uống 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày sau khi ăn.

Can thận âm hư sinh ra chứng yêu thống (đau lưng)

Triệu chứng: Lưng đùi đau âm ỉ, ê mỏi, có khi như vô lực, khi mệt nhọc thì bệnh đau tăng, khi nằm thì đỡ đau, thường hoa mắt, chóng mặt, nhìn mọi việc không rõ.

Điều trị: Tư bổ can thận.

Bài thuốc: “Tả qui hoàn”: thục địa, thỏ ty tử, lộc giác giao, cao qui bản, hoài sơn, cẩu kỷ tử mỗi loại 12g, sơn thù 6g, ngưu tất 4g. Tùy chứng trạng của bệnh nhân mà gia giảm và dùng liều lượng cho thích hợp.

Cách dùng: Ngày uống 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày trước khi ăn.

Can thận âm hư sinh chứng hư lao:

Triệu chứng: m tinh suy thoái, lưng đùi ê mỏi, choáng váng tai ù, mắt nhìn không rõ, khí huyết của nhiều tạng phủ hư tổn…

Phép trị: Tư bổ can thận.

Bài thuốc: “Đại bổ âm hoàn”: hoàng bá 160g, tri mẫu 160g, qui bản 240g, thục địa 240g, trư tích tủy (tủy sống lợn) vừa đủ.

Các vị thuốc trên tán bột mịn làm viên hoàn mật, mỗi viên 5g, ngày uống 3 lần mỗi lần uống 2 viên trước khi ăn với nước đun sôi để ấm.

Can thận âm bị hao tổn gây bệnh chảy máu chân răng (xỉ nục).

Triệu chứng: Huyết chảy ra có màu đỏ hồng nhạt, chân răng lung lay, hơi đau, có trường hợp sưng lợi.

Phép trị: Tư âm giáng hỏa, lương huyết chỉ huyết.

Bài thuốc: “Tư thủy thanh can ẩm” phối hợp với bài “Thiến căn tán”: thục địa 12g, sơn thù 8g, hoài sơn 10g, đan bì 8g, sài hồ 10g, táo nhân 12g, trạch tả 16g, phục linh 12g, đương qui 10g, bạch thược 8g, chi tử 6g. Bài thiến căn tán: thiến thảo căn 30g, hoàng cầm 30g, a giao 30g, trắc bá diệp 30g, sinh địa 30g, cam thảo 16g. Tùy chứng trạng và sức khỏe của bệnh nhân mà gia giảm và dùng liều lượng cho thích hợp. Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày trước khi ăn.

Can thận âm suy sinh chứng huyễn vựng (choáng váng)

Triệu chứng: Bệnh nhân có bệnh trình khá dài, triệu chứng huyễn vậng nhẹ, phần nhiều thuộc hư chứng. Bệnh nhân nằm xuống nhắm mắt lại thì đỡ chóng mặt, choáng váng.

Phép trị: Tư bổ can thận.

Bài thuốc: “Kỷ cúc địa hoàng hoàn”: cẩu kỷ tử, bạch linh, trạch tả, cúc hoa, hoài sơn, đan bì mỗi loại 12g, thục địa 16g, sơn thù 8g. Tùy chứng trạng của bệnh nhân có thể gia giảm cho thích hợp.

Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Can thận âm suy sinh ra chứng hành kinh trước kỳ.

Triệu chứng: Kinh ra trước kỳ, lượng kinh ít sắc đỏ, chất dính, thường kèm theo chứng âm hư nội nhiệt, hai gò má đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng.

Phép trị: Dưỡng âm thanh nhiệt.

Bài thuốc: “Lưỡng địa thang”: sinh địa 16g; địa cốt bì, huyền sâm, a giao, bạch thược mỗi loại 12g, mạch môn 8g. Tùy chứng trạng của bệnh nhân có thể gia giảm cho thích hợp. Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, trước khi ăn.

Can thận âm hư sinh chứng bế kinh.

Triệu chứng: Kỳ kinh đến muộn, lượng kinh ít sắc đỏ hoặc nhợt, dần dần dẫn đến bế kinh.

Phép trị: Tư bổ can thận, dưỡng huyết điều kinh.

Bài thuốc: “Quy thận hoàn”: thục địa 26g; cẩu kỷ tử, đỗ trọng, thỏ ty tử, hoài sơn, phục linh mỗi loại 12g; đương qui 8g, sơn thù 8g. Tùy chứng trạng của bệnh nhân mà gia giảm cho thích hợp. Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn hoặc lúc đói.

Can thận âm hư sinh chứng thống kinh.

Triệu chứng: Sau khi hành kinh, bụng đau âm ỉ không dứt, sắc kinh nhạt, lượng kinh ít.

Phép trị: Điều bổ can thận, dưỡng huyết chỉ thống.

Bài thuốc: “Điều can tán”: hoài sơn 20g, chích thảo 4g; a giao, sơn thù, đương qui, bạch thược, ba kích mỗi loại 12g. Tùy chứng trạng của bệnh nhân mà dùng liều lượng và gia giảm cho thích hợp. Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn hoặc lúc đói.

TTND.BS. Nguyễn Xuân Hướng

Cách chữa bệnh đổ mồ hôi chân tay bằng lá lốt cực hiệu quả

Tôi bị bệnh ra mồ hôi chân tay từ thời tuổi trẻ. Đi tất buổi sáng, buổi chiều đã phải thay vì mùi hôi. Một người bạn dân tộc Nùng đã mách tôi cách chữa bệnh nhưng hồi ấy tôi không để ý. Cách đây hơn 10 năm nhớ lại, tôi đã thử chữa. Thật bất ngờ, một tuần sau khi dùng thuốc, bệnh của tôi đã thuyên giảm hẳn.

Lá lốt

Bài thuốc đơn giản như sau:

Mỗi ngày lấy một nắm lá lốt đã sao vàng ấy cho vào ấm đun sôi chừng 15 phút. Nước lá lốt này không nên đặc quá hoặc loãng quá. Uống cả ngày như uống nước chè. Mỗi ngày một ấm thuốc, uống liên tục trong vòng 7 ngày. Sau khi ngừng uống 4-5 ngày, tiếp tục uống thuốc thêm một tuần nữa chắc chắn bạn không còn phải khó chịu vì bệnh ra mồ hôi chân tay nữa.

Nhiều năm qua, khi tiếp xúc với nhiều người, hễ bắt tay ai ướt mồ hôi tôi đều mách cho họ cách chữa. Rất nhiều người đã khỏi bệnh khi chữa bằng phương pháp uống cây lá lốt như cách mà tôi trình bày ở trên. Riêng tôi, cứ 2 năm tôi lại dùng lại một đợt thuốc lá lốt cho chắc chắn.

Tôi mong nhiều người sẽ chữa khỏi bệnh bằng phương pháp đơn giản này. Nếu bạn ở nông thôn thì chắc chắn sẽ không tốn tiền vì cây lá lốt rất sẵn trong vườn nhà. Bạn hãy dùng thử, nếu có hiệu quả cùng phổ biến cho mọi người.

Nguyễn Minh

Công dụng chữa bệnh thần kỳ từ lá chanh

Lá chanh hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Khi dùng làm thuốc lá chanh thu hái về rửa sạch, thái nhỏ hoặc để nguyên, phơi khô ở nơi không có nắng, bảo quản nơi khô ráo để dùng dần hoặc có thể dùng tươi.

Lá chanh có vị cay ngọt, tính ôn có tác dụng hoà đàm, chỉ khái, sát khuẩn và tiêu đờm.

Lá chanh có vị cay ngọt, tính ôn có tác dụng hoà đàm, chỉ khái, sát khuẩn và tiêu đờm. Dùng chữa ho do lạnh, cảm sốt không ra mồ hôi, hỗ trợ điều trị hen phế quản... Đặc biệt, trong lá chanh tươi có nhiều tinh dầu mùi thơm dễ chịu nên thường được sử dụng làm nguyên liệu cho nồi xông giải cảm.

Chữa ho do lạnh

Lá chanh tươi 5g, gừng tươi 3g. Tất cả rửa sạch, gừng thái lát, sắc với 400ml nước còn 100ml, khi uống cho thêm ít đường. Dùng trong 3-5 ngày.

Cảm sốt không ra mồ hôi

Lá chanh khô 30g (tươi 10g), sắc lấy nước uống trong ngày. Hoặc lá chanh 20g, lá cúc tần 15g, lá bưởi 5g, vỏ quýt 10g, sắc uống trong ngày. Dùng trong 2 -3 ngày.

Hỗ trợ điều trị hen phế quản

Lá chanh khô 35g, dây tơ hồng 15g, tất cả sao vàng sắc với 3 bát nước, lấy 1 bát, ngày uống 2-3 lần. Dùng liên tục trong 10 ngày.

Giảm sưng đau do mụn nhọt (chưa có mủ)

Lá chanh 10g, lá gai tầm xoọng 8g, tinh tre 10g. Phơi khô, tán bột. Rắc lên nơi tổn thương có mụn nhọt rồi băng lại trong khoảng 8 -10 phút. Ngày làm 2 lần. Bài thuốc này giúp mụn nhọt giảm sưng đau nhanh chóng.

Mát gan

Lá chanh, lá gai, lá cối xay (các vị đều khô), mỗi vị 12g. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia uống 2 lần/ngày, nên uống sau bữa ăn sáng và tối. Thực hiện trong 15 ngày.

Nước xông giúp giải cảm, nhức đầu

Lá chanh, lá bưởi, hương nhu, cúc tần, lá tre, mỗi vị 50g, bạc hà 20g, sả 2 củ, tỏi 3 nhánh. Tất cả rửa sạch, nấu nước xông cho ra mồ hôi. Phương thuốc này giúp nhanh ra mồ hôi, giảm nhức đầu và giải cảm rất hiệu quả.

Thu Nguyễn (Tổng hợp)

Sự thật đáng sợ những người `nghiện` nem chua rán cần phải biếtSự thật đáng sợ những người "nghiện" nem chua rán cần phải biếtThực phẩm chức năng có làm tăng khả năng mắc ung thư?Thực phẩm chức năng có làm tăng khả năng mắc ung thư?Chiếc bikini rách và câu chuyện những nạn nhân của im lặng, cam chịuChiếc bikini rách và câu chuyện những nạn nhân của im lặng, cam chịu

(Theo VTC)