Dược thiện hỗ trợ trị viêm phế quản

Thời tiết cuối thu lập đông, trời hanh khô làm gia tăng bệnh viêm phế quản, nhất là ở trẻ em và người già. Theo Đông y, khí hậu khô hanh gây ra loại nhiệt bệnh ngoại cảm gọi là thu táo. Lúc đầu tà vào phần vệ khí, sau đó vào phần phế khí. Xin giới thiệu một số bài thuốc trị bệnh theo từng giai đoạn.

Mùa thu thời tiết hanh khô làm gia tăng bệnh viêm phế quản.

Khi tà vào phần vệ khí: Người bệnh hơi sốt, hơi sợ lạnh, nhức đầu, ra mồ hôi ít, ho khan hay ho ít đờm mà dính, mũi khô, họng khô, lưỡi đỏ, khát nước, rêu lưỡi trắng, mạch sác. Phép chữa là tân lương nhuận phế. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: tang chi 8g, hạnh nhân 16g, sa sâm 12g, bối mẫu 8g, đậu xị 8g, chi bì 8g, lệ bì 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng thanh tuyên táo nhiệt, nhuận phế chỉ khái. Trị ho ít đờm, họng khô khát, phế bị táo, ôn, viêm đường hô hấp trên.

Bài 2: hạnh nhân 10g, liên kiều 10g, bạc hà 4g, tang diệp 12g, cúc hoa 8g, cát cánh 10g, cam thảo 4g, lô căn 10g. Sắc uống. Trị phong ôn mới phát, ho, sốt, cảm cúm, viêm phế quản, viêm đường hô hấp cấp tính.

Giai đoạn này người bệnh nên kết hợp ăn uống các món sau:

Nước la hán hạnh nhân: la hán 1 quả, hạnh nhân 10g. La hán nghiền đập vụn, hạnh nhân giã dập, cùng sắc lấy nước, thêm chút đường uống. Ngày 1 lần sắc hãm. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, cảm mạo, ho có đờm.

Hạnh lê ẩm: hạnh nhân 10g, lê to 1 quả. Lê gọt vỏ thái lát. Cả hai thứ nấu chín, thêm chút đường phèn khuấy cho tan đều. Dùng cho bệnh nhân viêm khí phế quản cấp tính dạng viêm khô, nóng sốt, ho khan ít đờm.

Khi tà vào phần phế khí: Người bệnh sốt, ho nhiều, không đờm, suyễn, mũi họng khô, bực dọc, khát, nhức đầu, rêu lưỡi khô trắng mỏng, cạnh lưỡi và đầu lưỡi đỏ thẫm, mạch phù sác. Phép chữa là thanh phế nhuận táo chỉ khái. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: Thanh táo cứu phế thang: a giao 8g, hồ ma nhân 12g, thạch cao 12g, tang diệp 12g, cam thảo 6g, đảng sâm 16g, mạch môn 16g, hạnh nhân 12g, tỳ bà diệp (bỏ lông chích mật) 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: tang bạch bì 12g, mạch môn 12g, lá tre 12g, lá hẹ 8g, sa sâm 12g, thạch cao 16g, thiên môn 12g, hoài sơn 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Món ăn thuốc kết hợp chữa bệnh:

Nhuận phế tán: qua lâu 1 quả bỏ hạt tán mịn, trộn với bột củ năn thành bánh, nướng chín vàng, tán bột. Cho uống mỗi lần 3g. Hòa với nước sôi thêm đường cho uống ngày 3 lần. Dùng cho trẻ em ho khan do viêm khí phế quản sốt nóng, ho gà dài ngày (bách nhật khai).

Lê hấp đường phèn, bối mẫu: lê to 1 quả, xuyên bối mẫu 3g, đường phèn 6g. Lê gọt vỏ, tách bỏ hạt, bối mẫu tán bột; cho vào cùng hầm chín cho ăn. Dùng cho các trường hợp viêm khô khí phế quản, ho ít đờm, lao phổi ho khan, ho gà, ho do dị ứng, viêm họng.

Cháo trúc lịch: nước ép tre vầu tươi 100ml, gạo tẻ 80-100g. Gạo nấu cháo, khi được cháo cho trúc lịch vào khuấy đều. Ngày làm 1 lần chia 2 lần ăn. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản sốt nóng, ho đờm ít vàng dính.

Hạnh nhân ướp đường phèn: hạnh nhân 30g, đường phèn 30g. Hạnh nhân đập bỏ vỏ cứng, đường phèn nghiền đập vụn trộn đều. Sáng, chiều mỗi lần cho ăn 9g. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản mạn tính, ho khan dài ngày đờm dính.

Ngoài uống thuốc và các món ăn hỗ trợ, có thể kết hợp hằng ngày châm cứu hoặc xoa bóp các huyệt: trung phủ, phế du, xích trạch, thái uyên, hợp cốc, khúc trì.

Vị trí huyệt:Trung phủ: Dưới cuối ngoài xương đòn gánh khoảng 1 tấc, hoặc giữa xương sườn 1 và 2, cách đường giữa ngực 6 tấc.Phế du: Dưới gai đốt sống lưng 3, đo ngang ra 1,5 tấc.Xích trạch: Gấp cẳng tay vào cánh tay để xác định nếp nhăn da tương ứng với khớp khuỷu, sờ vùng giữa nếp nhăn này thấy một gân to của cơ hai đầu cánh tay, huyệt nằm ở chỗ lõm cạnh bờ ngoài gân này.Thái uyên: Trên lằn chỉ ngang cổ tay, nơi chỗ lõm trên động mạch tay quay, dưới huyệt là rãnh mạch tay quay.Hợp cốc: Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.Khúc trì: Co khuỷu tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu, nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khuỷu.

Lương y Thảo Nguyên

Bài thuốc trị viêm họng, thanh quản

Sau đây là một số bài thuốc nam rất hiệu quả trị viêm họng và thanh quản, xin giới thiệu để bạn đọc có thể tham khảo áp dụng:

Viêm họng: người bệnh có biểu hiện họng khô, đau rát, nuốt nước bọt thấy đau, niêm mạc họng bị phù nề, sung huyết, tiếng nói thô, có thể có sốt, đau đầu, nghẹt mũi chảy nước mũi, toàn thân mệt mỏi. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: kim ngân hoa 10g, liên kiều 12g, bồ công anh 16g, cát cánh 12g, mạch môn 16g, tô diệp 16g, trần bì 10g, phòng sâm 12g, hoàng bá 12g, sinh khương 4g, cam thảo 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bài 2: huyền sâm 12g, tía tô 16g, kinh giới 16g, trần bì 10g, cam thảo 10g, đinh lăng 20g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bài 3: phòng phong 12g, kinh giới 16g, xạ can 10g, cát cánh 12g, tế tân 6g, kim ngân hoa 10g, tang diệp 16g, quế chi 6g, thiên niên kiện 10g, cam thảo 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Viêm thanh quản: người bệnh có biểu hiện tiếng nói khàn hoặc mất tiếng, ho kéo dài, đau rát họng hơi thở nóng. Nguyên nhân do bị nhiễm phong hàn hoặc phong nhiệt không được điều trị đúng cách, diễn biến dai dẳng dẫn đến viêm thanh quản. Phép trị là trừ phong tà, thanh yết hầu, chống viêm, tuyên phế. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: huyền sâm 12g, đan bì 10g, khương hoạt 12g, tế tân 6g, mạch môn 12g, tang diệp 16g, rau má 20g, đinh lăng 20g, cát cánh 12g, trần bì 10g, hạnh nhân 10g, bạch thược 12g, cam thảo 10g. Ngày 1 thang sắc 3 lần uống 3 lần.

Bài 2: phòng phong 12g, tế tân 6g, xạ can 10g, huyền sâm 12g, mạch môn 12g, ngũ vị 10g, thương nhĩ (sao) 16g, tang bạch bì 12g, bách bộ 10g, trần bì 12g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: đậu đen 10g, rượu trắng 500ml, cam thảo 30g, trần bì 20g. Đậu đen sao cho bốc khói, cam thảo để sống thái lát, trần bì sao thơm. Cho các dược liệu vào bình sành, đổ 500ml rượu, đậy nắp thật kín rồi đem chôn xuống đất trong 45 ngày. Sau đó mở bình lấy rượu để sử dụng. Ngày uống 30 -35ml chia làm nhiều lần, mỗi lần từng ít một. Công dụng: trừ phong, tuyên thông phế khí chống viêm, lợi yết hầu.

Lương y Đình Thuấn

Cách dùng lộc nhung chữa bệnh

Lộc nhung là sừng non chưa bị xương hóa và mọc lông nhung dày đặc của con đực loài hươu sao hoặc hươu ngựa. Khi dùng làm sạch lông, thái miếng mỏng ngâm rượu hoặc sấy khô bảo quản dùng dần. Theo Đông y, lộc nhung tính ôn, vị ngọt, mặn, lợi về kinh can, thận. Có tác dụng bổ thận, ích huyết, giải độc cơ thể. Trong y học hiện đại, thuốc từ nhung hươu có tác dụng tăng cường thể lực, nâng cao sức khỏe, cải thiện giấc ngủ. Nhung hươu có thể làm tăng lượng hồng cầu; dùng với liều lượng vừa phải có tác dụng trợ tim; thúc đẩy quá trình tái sinh vết thương ngoài da, xương gãy mau liền...

Bột lộc nhung tăng cường sức khỏe: Lộc nhung 200g, nghiền thành bột mịn. Ngày uống 1 lần, mỗi lần 1-3g. Dùng cho các bệnh thiếu máu, nhức đầu, hoa mắt, ù tai, sức khỏe yếu.

lộc nhung

Hoàn viên lộc nhung bổ huyết: Lộc nhung 30g, hoàng kỳ 150g, long nhãn 500g. Nhung hươu đem ngâm với rượu, sấy khô, nghiền chung với long nhãn, hoàng kỳ thành bột mịn luyện với mật ong, hoàn viên. Uống bằng nước sôi ấm, ngày 2 lần, mỗi lần 10g. Dùng cho người thiếu máu, nhức đầu thể hư hàn, sợ lạnh.

Cao lộc nhung mạnh xương, phát dục: Lộc nhung 30g, đương quy 45g, hoàng kỳ 90g, nhân sâm 10g, địa hoàng 100g. Lộc nhung và nhân sâm nghiền thành bột. Địa hoàng, hoàng kỳ, đương quy: sắc lấy nước (sắc 3 lần, lấy 3 nước trộn với nhau, bỏ bã) hòa bột nhân sâm, lộc nhung vào, thêm mật ong, luyện nhuyễn thành cao. Uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 5ml, dùng cho trẻ em còi xương, chậm lớn, phát dục kém.

Thuốc trợ dương: Lộc nhung 50g, đương qui 100g, hồng sâm 100g, hoàng kỳ 250g, dâm dương hoắc 250g, bạch thược 250g.

Lộc nhung có thể ngâm rượu cho nhuận, sấy khô rồi nghiền chung với 5 vị thuốc trên, tán bột mịn, uống ngày 2 lần, mỗi lần 5g chiêu với rượu. Chữa liệt dương, di tinh, hoạt tinh.

Rượu lộc nhung: Lộc nhung 6g, sơn dược 30g, rượu trắng 500ml.

Ngâm trong 10-15 ngày là dùng được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10- 20ml. Dùng cho nam giới liệt dương, hoạt tinh, đau mỏi lưng; nữ giới khó có thai, băng huyết (rong kinh, băng kinh), khí hư.

Hoặc dùng bài: Lộc nhung 20g, đông trùng hạ thảo 90g, rượu 1.500ml.

Ngâm trong 15-30 ngày là dùng được. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10ml. Dùng cho người thận dương hư, liệt dương, đau lưng, ăn uống kém.

BS. ĐẶNG VĂN NAM

Cách dùng lộc nhung chữa bệnh

Lộc nhung là sừng non chưa bị xương hóa và mọc lông nhung dày đặc của con đực loài hươu sao hoặc hươu ngựa. Khi dùng làm sạch lông, thái miếng mỏng ngâm rượu hoặc sấy khô bảo quản dùng dần.Theo Đông y, lộc nhung tính ôn, vị ngọt, mặn, lợi về kinh can, thận. Có tác dụng bổ thận, ích huyết, giải độc cơ thể. Trong y học hiện đại, thuốc từ nhung hươu có tác dụng tăng cường thể lực, nâng cao sức khỏe, cải thiện giấc ngủ. Nhung hươu có thể làm tăng lượng hồng cầu; dùng với liều lượng vừa phải có tác dụng trợ tim; thúc đẩy quá trình tái sinh vết thương ngoài da, xương gãy mau liền...

Bột lộc nhung tăng cường sức khỏe: lộc nhung 200g, nghiền thành bột mịn. Ngày uống 1 lần, mỗi lần 1-3g. Dùng cho các bệnh thiếu máu, nhức đầu, hoa mắt, ù tai, sức khỏe yếu.

Hoàn viên lộc nhung bổ huyết: lộc nhung 30g, hoàng kỳ 150g, long nhãn 500g. Nhung hươu đem ngâm với rượu, sấy khô, nghiền chung với long nhãn, hoàng kỳ thành bột mịn luyện với mật ong, hoàn viên. Uống bằng nước sôi ấm, ngày 2 lần, mỗi lần 10g. Dùng cho người thiếu máu, nhức đầu thể hư hàn, sợ lạnh.

Cao lộc nhung mạnh xương, phát dục: lộc nhung 30g, đương quy 45g, hoàng kỳ 90g, nhân sâm 10g, địa hoàng 100g. Lộc nhung và nhân sâm nghiền thành bột. Địa hoàng, hoàng kỳ, đương quy: sắc lấy nước (sắc 3 lần, lấy 3 nước trộn với nhau, bỏ bã) hòa bột nhân sâm, lộc nhung vào, thêm mật ong, luyện nhuyễn thành cao. Uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 5ml, dùng cho trẻ em còi xương, chậm lớn, phát dục kém.

Thuốc trợ dương: Lộc nhung 50g, đương qui 100g, hồng sâm 100g, hoàng kỳ 250g, dâm dương hoắc 250g, bạch thược 250g.

Lộc nhung có thể ngâm rượu cho nhuận, sấy khô rồi nghiền chung với 5 vị thuốc trên, tán bột mịn, uống ngày 2 lần, mỗi lần 5g chiêu với rượu. Chữa liệt dương, di tinh, hoạt tinh.

Rượu lộc nhung: lộc nhung 6g, sơn dược 30g, rượu trắng 500ml.

Ngâm trong 10-15 ngày là dùng được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-20ml. Dùng cho nam giới liệt dương, hoạt tinh, đau mỏi lưng; nữ giới không có thai, băng huyết (rong kinh, băng kinh) khí hư.

Hoặc dùng bài: lộc nhung 20g, đông trùng hạ thảo 90g, rượu 1.500ml.

Ngâm trong 15-30 ngày là dùng được. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10ml. Dùng cho người thận dương hư, liệt dương, đau lưng, ăn uống kém.

BS. Đặng Văn Nam

Cách đơn giản cắt cơn say rượu tức thì

Thuốc giải rượu không giải được rượu như ta nghĩ

Theo PGS.TS.BS Bùi Quang Huy, trên thị trường có nhiều loại thuốc giải rượu nhưng hầu như thường kết hợp 2 trong 1 theo hai cơ chế. Thứ nhất, thuốc làm môn vị dạ dày (một cơ vòng nối liền dạ dày với đoạn đầu của ruột non) đóng lại trước khi uống rượu. Theo đó, rượu sẽ nằm trong dạ dày, không bị đi xuống ruột non và khiến người uống có cảm giác không say.

Đến một thời gian nhất định sau khi uống, môn vị dạ dày cần mở ra, rượu sẽ ồ ạt chảy xuống dưới khiến mức độ ảnh hưởng lớn hơn. Lượng rượu trong máu quá cao nên đa số những người uống thuốc giải rượu không thể dậy nổi vào sáng hôm sau.

Thứ hai, thuốc giải rượu góp phần làm chuyển hóa rượu. Về điều này, chuyên gia nhấn mạnh trên thực tế, không có bất cứ loại thuốc nào giúp chuyển hóa rượu nhanh hơn như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Những loại thuốc giải rượu được bán ở thị trường, thành phần chính là vitamin nhóm B, vitamin PP, B1, B2, B6. Chúng có thể giúp chuyển hóa nhưng đó là chuyện sau này, không phải tức thì khi uống rượu.

Khi uống thuốc, thuốc sẽ nằm ở dạ dày cùng rượu nên rất khó để hấp thu. Kể cả khi đã được hấp thu, chúng chỉ có tác dụng làm chuyển hóa thuận lợi hơn chứ không phải nhanh hơn. Do đó, trông đợi vào thuốc giải rượu và các loại vitamin là sai lầm.

Riêng vitamin B1, PGS Huy cảnh báo, B1 chỉ được tiêm vào bắp nhưng không phải để giải rượu cho người say mà chỉ tiêm để bệnh nhân thật đau và nhớ, sau không uống rượu nữa. Một lưu ý khác là nếu tiêm B1 qua đường tĩnh mạch sẽ gây sốc và tử vong.

Theo PGS.TS.BS Bùi Quang Huy, Trưởng khoa Tâm thần (Bệnh viện 103), để cắt cơn say đơn giản nhất là nên móc họng nôn ra. Ảnh: minh họa

Móc họng để cắt cơn say nhanh chóng

PGS Huy khuyến cáo các đấng mày râu nên hạn chế uống rượu, nếu uống thì trước đó nên ăn (nhất là các chất đạm, chất béo).

Nếu trót đã uống nhiều thì biện pháp đơn giản nhất để giải rượu là móc họng nôn và uống nước lọc, nếu cảm thấy khó, có thể pha nước chè, nước đường cho dễ uống. Mục đích của việc này là để đi vệ sinh nhiều thải hết rượu ra.

Ở phương Tây, các bác sĩ thường cho uống nước máy trực tiếp để giải rượu cho bệnh nhân. Chỉ cần để qua đêm, lượng rượu sẽ được chuyển hóa hết mà không cần làm gì.

Theo lý giải của PGS. Huy, khi rượu vào máu, thời gian phân hủy là 2 giờ, cứ sau mỗi 2 giờ, nồng độ rượu trong máu giảm đi một nửa. Chúng thải ra bằng các cách chuyển hóa hết ở gan, hô hấp hoặc nước tiểu (10% nguyên vẹn qua nước tiểu).

Giải rượu bằng các loại nước củ, quả

PGS.TS.BS Bùi Quang Huy cũng đưa ra một vài cách giải rượu bằng các loại nước hoa quả như sau:

Lấy lá rau cần rửa sạch, giã nát, vắt nước cốt, pha chút đường uống từ từ. Loại nước này không chỉ giã rượu mà còn giảm đa đầu một cách hiệu quả.

Dùng 100-200 g lá dong (lá dùng gói bánh chưng) giã nát, lấy nước cốt pha đường uống.

Trà búp 5 g, 16 g quất tươi thái vụn (có thể thay bằng quất khô) hãm nước sôi uống.

Uống bột sắn dây có vắt chanh, một lúc sau sẽ tỉnh.

Giã nát củ cải trắng, thêm chút đường, uống nhiều lần.

Ăn các món ăn từ đậu xanh, có thể giã cả vỏ nấu cùng đường.

Lấy quả chanh tươi vắt nước uống, hoặc thái lát mỏng ngậm từ từ.

Thanh Loan (ghi)

Cảm mạo phong hàn và cao xoa liệu pháp

Nguyên nhân do chính khí kém, phong hàn xâm phạm vào phần da, phế làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sợ lạnh, sợ gió, nhức đầu, ngạt mũi, mạch phù khẩn. Người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ, sợ lạnh, sợ gió, nhức đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù. Nếu kèm thêm thấp thì người và các khớp xương đau nhức. Để trị liệu căn bệnh này, Đông y dùng phép chữa là phát tán phong hàn, nếu kèm theo thấp thì thêm trừ phong thấp với 2 nhóm biện pháp chính là không dùng thuốc và dùng thuốc. Không dùng thuốc bao gồm châm cứu, xoa bóp, day bấm huyệt, chích lể, cạo gió... Dùng thuốc bao gồm thuốc uống trong hoặc thuốc xông, xoa, bôi, đắp bên ngoài (nội ẩm ngoại đồ), trong đó không thể không nói đến các loại cao xoa được bào chế bằng nhiều loại dược liệu và dưới nhiều dạng khác nhau nhưng bản chất vẫn là việc sử dụng tinh dầu thiên nhiên - là một loại chất lỏng có hương thơm đặc trưng được chiết xuất từ các loại hoa cỏ hoặc thực vật.

Kết hợp dùng bài thuốc xông với các loại dược liệu.

Kết hợp dùng bài thuốc xông với các loại dược liệu.

Có rất nhiều loại tinh dầu chiết xuất từ dược liệu được sử dụng để phòng chống cảm mạo phong hàn nhưng tinh dầu tràm, tinh dầu quế, tinh dầu bạc hà, tinh dầu long não và tinh dầu hương nhu là thường được dùng hơn cả.

Tinh dầu tràm: chứa cineole đạt ít nhất trên 60%. Ngoài ra còn giàu các terpineol, linalool, limonen. Có tác dụng sát khuẩn đường hô hấp, kích thích trung tâm hô hấp, giảm đau, chống viêm, long đờm..., thường được dùng trong xoa bóp chữa đau nhức, ho, cảm mạọ, dạng xông chữa viêm họng, chữa cảm cúm, hen suyễn, ho gà... Đặc biệt, với mùi hương nhẹ nhàng dễ tạo ra cảm giác thoải mái, tỉnh táo.

Tinh dầu quế: là tinh dầu 1-3% (Dược điển Việt Nam III quy định không dưới 1%) có thành phần chính là aldehyd cinnamic (không dưới 85%). Ngoài ra, thành phần của tinh dầu quế còn gồm các hợp chất như diterpenoid, phenylglycosid, flavonoid, tanin và coumarin. Tinh dầu quế vị cay ngọt, tính ấm, có tác dụng phát hãn giải biểu (làm ra mồ hôi), ôn kinh thông dương, sát khuẩn, kích thích hệ thống thần kinh, tiêu hóa, tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy nhu động ruột, dùng đặc biệt tốt cho những trường hợp cảm mạo phong hàn không ra mồ hôi.

Tinh dầu bạc hà: có màu vàng nhạt, mùi hương the mát tinh khiết và đem lại cảm giác sảng khoái khi sử dụng, được chiết xuất hoàn toàn từ cây bạc hà qua phương pháp chưng cất hơi nước, thành phần chính của nó bao gồm có menthol, menthyl acetat, L-pinen, L-menthon, L-limonen, flavonoid. Loại tinh dầu này vị cay, tính mát, có công dụng giải biểu, thanh lợi đầu mắt, lợi hầu thấu chẩn, sát khuẩn, giảm đau thần kinh, hạ sốt làm lỏng chất nhầy, giúp tiêu hóa, kích thích tiết mật, dùng để chữa các chứng bệnh: cảm mạo, ngạt mũi, nhức đầu, đau họng, ho có đờm, đau răng. Ngoài ra, còn dùng để kích thích tiêu hóa, chữa đau bụng đi ngoài.

Tinh dầu long não: có thành phần chính là camphor > 40%. Loại tinh dầu này vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau nhức, mỏi cơ, làm tan vết bầm tím, kích thích hoạt động của thần kinh, cơ tim, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp nói chung.

Tinh dầu hương nhu: có thành phần chủ yếu là eugenol > 60%. Tinh dầu này vị cay, tính hơi ôn, có tác dụng sát khuẩn, làm ra mồ hôi, giảm đau, hạ sốt, cầm máu, tăng lượng máu tới thận lợi thấp, hành thủy, kích thích tiêu hóa, thường được dùng chữa cảm mạo, cảm nắng, nhức đầu, đau bụng, nôn, tiêu chảy, thủy thũng.

Để phòng chống cảm mạo phong hàn, có thể dùng đơn độc một loại tinh dầu hoặc kết hợp vài ba loại với nhau một cách có chọn lọc nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Có nhiều cách dùng khác nhau như khuếch tán bằng đèn xông, nhỏ vài giọt vào cốc nước nóng hoặc thấm vào bông hay giấy ăn để cách mũi 2-3cm để hít ngửi 10-20 phút theo cách ngắt quãng mỗi ngày 3-4 lần, hòa vào nước tắm hoặc bôi xoa vào lòng bàn tay, bàn chân vài ba lần trong ngày...Dùng tinh dầu thiên nhiên giải cảm là một trong những phương pháp thay thế việc dùng nồi lá xông theo cách cổ truyền.

Hiện nay, trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm cổ truyền và bằng công nghệ hiện đại, các nhà dược học đã lựa chọn và kết hợp nhiều loại tinh dầu khác nhau một cách hợp lý và cho ra đời sản phẩm chế từ tinh dầu thiên nhiên dưới dạng cao xoa vừa tăng tính hiệu quả vừa tiện sử dụng bằng cách bôi, xoa, xông, cạo gió...nhằm mục đích trừ phong, thông kinh hoạt lạc, giải cảm, tán tà.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

Cá rô phi bổ huyết, dưỡng xương khớp

Tài liệu gần đây cho biết cá rô phi giàu vitamin và khoáng chất, protein, axit béo omega-3, selen, phốt-pho, kali, vitamin B, niacin, vitamin B và axit pantothenic… đều là dưỡng chất rất cần thiết cho sức khỏe…

Theo Đông y, thịt cá rô phi vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng bổ khí huyết, ích tỳ thận, dưỡng xương khớp... Dùng bổ dưỡng cho người già suy giảm trí nhớ, trẻ em còi cọc chậm lớn, thiếu máu, nhức mỏi, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy nhược dùng đều tốt. Sau đây là một số món ăn - thuốc từ cá rô phi.

Cá rô phi thơm ngon, có thể chế biến thành nhiều món ngon bổ có tác dụng tăng cường sức khỏe phòng trị nhiều bệnh.

Cá rô phi thơm ngon, có thể chế biến thành nhiều món ngon bổ có tác dụng tăng cường sức khỏe phòng trị nhiều bệnh.

Chữa huyết hư suy giảm trí nhớ: Dùng bài “Lẩu cá rô phi”: cá rô phi, xương heo, nấm rơm, nấm hương, cà chua, đậu phụ, dứa, cà chua, rau ăn cần, hoa lý, giá đỗ, gia vị vừa đủ nấu lẩu ăn. Tác dụng: dưỡng khí huyết, ích ngũ tạng, tăng kháng thể… Trị chứng huyết kém, mệt mỏi, đau đầu chóng mặt, nhức mỏi, ngoại cảm nội thương dùng đều tốt.

Chữa trẻ em còi cọc chậm lớn: Dùng bài “Cháo cá rô phi”: cá rô phi, gạo tẻ ngon, đậu xanh, hành hoa, rau mùi, gừng, hành, mắm, gia vị vừa đủ nấu ăn. Cá rô phi hấp lấy thịt xào mỡ hành cho thơm. Gạo vo sạch nấu cháo, cháo chín nhừ cho cá, rau gia vị vào là được. Tác dụng: Bổ tỳ vị dưỡng khí huyết, ích ngũ tạng… Trị chứng khí huyết hư, trẻ em còi, người lớn mệt mỏi khó lên cân.

Chữa đau nhức xương khớp: Dùng bài “Cá rô phi kho lá lốt”: cá rô phi, lá lốt, hành, tiêu, mắm, gia vị vừa đủ kho nhừ ăn. Tác dụng: dưỡng khí huyết, ích tỳ thận, trừ thấp… Trị các chứng phong thấp nhức mỏi, gân cơ yếu.

Chữa tăng huyết áp: Dùng bài “Canh cá rô om rau cần”: cá rô phi, rau cần, hành tím, tiêu, mắm, muối, dầu ăn, gia vị vừa đủ om ăn. Tác dụng: Kiện tỳ hóa đàm, lợi thấp, hạ áp... Trị chứng đau đầu chóng mặt, khó ngủ, có tuổi suy giảm trí nhớ, suy nhược.

Chữa đái tháo đường: Dùng bài“Cá rô phi nấu canh rau cải”: cá rô phi, rau cải canh, gừng, hành, mắm, muối, dầu ăn gia vị vừa đủ. Cá rô phi hấp hoặc nướng lấy thịt xào mỡ hành cho thơm nấu canh ăn. Tác dụng: Bổ khí huyết, kiện tỳ thận… Trị chứng tỳ vị hư ăn kém, mệt mỏi, đái tháo đường.

Chữa phụ nữ sau sinh ăn kém ít sữa: Dùng bài “Cá rô phi kho nghệ”: cá rô phi, thịt chân giò lợn, nghệ, hành tím, đường, tiêu, mắm muối gia vị vừa đủ kho ăn… Tác dụng: Bổ tỳ vị dưỡng khí huyết, lợi sữa… Trị chứng tỳ hư, mệt mỏi do thiếu đạm

Chữa thiếu máu mệt mỏi: Dùng bài “Canh chua cá rô phi”: cá rô phi, cà chua, dứa, me, giá đậu, rau ngổ, hành lá, ớt, mắm, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Tác dụng: bổ khí huyết, ích tỳ thận… Trị chứng suy nhược ăn kém, chứng vàng da thấp nhiệt.

Lương y Minh Phúc