Cách chữa bệnh đổ mồ hôi chân tay bằng lá lốt cực hiệu quả

Tôi bị bệnh ra mồ hôi chân tay từ thời tuổi trẻ. Đi tất buổi sáng, buổi chiều đã phải thay vì mùi hôi. Một người bạn dân tộc Nùng đã mách tôi cách chữa bệnh nhưng hồi ấy tôi không để ý. Cách đây hơn 10 năm nhớ lại, tôi đã thử chữa. Thật bất ngờ, một tuần sau khi dùng thuốc, bệnh của tôi đã thuyên giảm hẳn.

Lá lốt

Bài thuốc đơn giản như sau:

Mỗi ngày lấy một nắm lá lốt đã sao vàng ấy cho vào ấm đun sôi chừng 15 phút. Nước lá lốt này không nên đặc quá hoặc loãng quá. Uống cả ngày như uống nước chè. Mỗi ngày một ấm thuốc, uống liên tục trong vòng 7 ngày. Sau khi ngừng uống 4-5 ngày, tiếp tục uống thuốc thêm một tuần nữa chắc chắn bạn không còn phải khó chịu vì bệnh ra mồ hôi chân tay nữa.

Nhiều năm qua, khi tiếp xúc với nhiều người, hễ bắt tay ai ướt mồ hôi tôi đều mách cho họ cách chữa. Rất nhiều người đã khỏi bệnh khi chữa bằng phương pháp uống cây lá lốt như cách mà tôi trình bày ở trên. Riêng tôi, cứ 2 năm tôi lại dùng lại một đợt thuốc lá lốt cho chắc chắn.

Tôi mong nhiều người sẽ chữa khỏi bệnh bằng phương pháp đơn giản này. Nếu bạn ở nông thôn thì chắc chắn sẽ không tốn tiền vì cây lá lốt rất sẵn trong vườn nhà. Bạn hãy dùng thử, nếu có hiệu quả cùng phổ biến cho mọi người.

Nguyễn Minh

Công dụng chữa bệnh thần kỳ từ lá chanh

Lá chanh hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Khi dùng làm thuốc lá chanh thu hái về rửa sạch, thái nhỏ hoặc để nguyên, phơi khô ở nơi không có nắng, bảo quản nơi khô ráo để dùng dần hoặc có thể dùng tươi.

Lá chanh có vị cay ngọt, tính ôn có tác dụng hoà đàm, chỉ khái, sát khuẩn và tiêu đờm.

Lá chanh có vị cay ngọt, tính ôn có tác dụng hoà đàm, chỉ khái, sát khuẩn và tiêu đờm. Dùng chữa ho do lạnh, cảm sốt không ra mồ hôi, hỗ trợ điều trị hen phế quản... Đặc biệt, trong lá chanh tươi có nhiều tinh dầu mùi thơm dễ chịu nên thường được sử dụng làm nguyên liệu cho nồi xông giải cảm.

Chữa ho do lạnh

Lá chanh tươi 5g, gừng tươi 3g. Tất cả rửa sạch, gừng thái lát, sắc với 400ml nước còn 100ml, khi uống cho thêm ít đường. Dùng trong 3-5 ngày.

Cảm sốt không ra mồ hôi

Lá chanh khô 30g (tươi 10g), sắc lấy nước uống trong ngày. Hoặc lá chanh 20g, lá cúc tần 15g, lá bưởi 5g, vỏ quýt 10g, sắc uống trong ngày. Dùng trong 2 -3 ngày.

Hỗ trợ điều trị hen phế quản

Lá chanh khô 35g, dây tơ hồng 15g, tất cả sao vàng sắc với 3 bát nước, lấy 1 bát, ngày uống 2-3 lần. Dùng liên tục trong 10 ngày.

Giảm sưng đau do mụn nhọt (chưa có mủ)

Lá chanh 10g, lá gai tầm xoọng 8g, tinh tre 10g. Phơi khô, tán bột. Rắc lên nơi tổn thương có mụn nhọt rồi băng lại trong khoảng 8 -10 phút. Ngày làm 2 lần. Bài thuốc này giúp mụn nhọt giảm sưng đau nhanh chóng.

Mát gan

Lá chanh, lá gai, lá cối xay (các vị đều khô), mỗi vị 12g. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia uống 2 lần/ngày, nên uống sau bữa ăn sáng và tối. Thực hiện trong 15 ngày.

Nước xông giúp giải cảm, nhức đầu

Lá chanh, lá bưởi, hương nhu, cúc tần, lá tre, mỗi vị 50g, bạc hà 20g, sả 2 củ, tỏi 3 nhánh. Tất cả rửa sạch, nấu nước xông cho ra mồ hôi. Phương thuốc này giúp nhanh ra mồ hôi, giảm nhức đầu và giải cảm rất hiệu quả.

Thu Nguyễn (Tổng hợp)

Sự thật đáng sợ những người `nghiện` nem chua rán cần phải biếtSự thật đáng sợ những người "nghiện" nem chua rán cần phải biếtThực phẩm chức năng có làm tăng khả năng mắc ung thư?Thực phẩm chức năng có làm tăng khả năng mắc ung thư?Chiếc bikini rách và câu chuyện những nạn nhân của im lặng, cam chịuChiếc bikini rách và câu chuyện những nạn nhân của im lặng, cam chịu

(Theo VTC)

Bàn về cách dùng bài Bổ trung ích khí thang

Dương hư thì hãm xuống, tà khí nhân dương hư mà nhập vào. Hải Thượng Lãn Ông cho rằng  bài này chỉ để thăng đề dương khí, làm cho trung khí mạnh lên thì tà khí không đánh mà phải tự lui…

Bài thuốc gồm: bạch truật 1 đồng cân, cam thảo (chích) 2 đồng cân, hoàng kỳ 4 đồng cân, nhân sâm 1 đồng cân, sài hồ 1 đồng cân, thăng ma 1 đồng cân, trần bì 1 đồng cân, xuyên qui 2-4 đồng cân. Thêm sinh khương 3 lát, đại táo 2 quả. Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước bữa ăn khi thuốc còn nóng.

Bàn về cách dùng bài Bổ trung ích khí thangVị thuốc bạch truật dùng để bổ dương khí.

Bài thuốc có tác dụng điều trị: Người bị âm hư nóng trong, đau đầu, miệng khát, do biểu nhiệt nên tự ra mồ hôi, không chịu được phong hàn, tâm phiền không yên, tứ chi rã rời, ăn kém, người mệt mỏi, không muốn hoạt động, đoản hơi hay thở dốc mà suyễn, mạch hồng đại.

Trong bài, hoàng kỳ, nhân sâm có tính cam ôn để ích khí, hoàng kỳ là chủ dược làm quân có công năng bổ khí phối hợp với thăng ma, sài hồ để thăng dương ích khí, vừa bổ khí vừa thăng đề đó là một sự phối hợp cơ bản nhưng nhuần nhuyễn trong dùng thuốc của Đông y. Bạch truật, trần bì, cam thảo, đương qui  có tác dụng kiện tỳ lý khí, dưỡng huyết hòa trung là các vị thuốc hỗ trợ làm thần. Hoàng kỳ ngoài bổ khí còn có tác dụng cố biểu, thăng ma ngoài tác dụng thăng dương còn có tác dụng giáng hỏa để trị chứng đau đầu, sài hồ còn có tác dụng thanh nhiệt để giải cơ trị chứng mệt mỏi. Cho nên người dương khí hư mà bị ngoại cảm cũng có thể dùng bài này gọi là “cam ôn trừ nhiệt”. Đối với Hải Thượng Lãn Ông thì bài Bổ trung ích khí còn có tác dụng trị chứng cơ thể suy nhược khí hư, tỳ vị suy yếu sa dạ con, lòi dom. Nhưng phải tùy chứng và thể trạng bệnh nhân mà gia giảm và dùng liều lượng cho thích hợp.

Bàn về cách dùng bài Bổ trung ích khí thangVị thuốc hoàng kỳ ngoài bổ khí còn có tác dụng cố biểu, giáng hỏa trị đau đầu.

Lời khuyên của thầy thuốc: Bài thuốc này vốn không phải để bổ khí huyết, cũng không phải là bài thuốc có thể uống lâu ngày. Tiếc rằng có nhiều người không chịu xét rõ âm dương, hư thực và nội thương ngoại cảm. Hễ phát sốt là dùng ngay bài Bổ trung ích khí là sai lầm đáng tiếc.

Phân tích nội dung bài thuốc thì sẽ rõ: Bạch truật dùng để bổ dương khí của vị, nhân sâm, hoàng kỳ bổ tỳ kiêm bổ phế, xuyên qui bổ âm huyết của tỳ khiến cho tỳ thổ đầy đủ đức khôn nhu mới có thể sinh ra được mọi vật. Chích cam thảo có tác dụng ôn trung và điều hòa các vị thuốc kia, cho trung châu được nhờ sự bổ ích, lại e các vị thuốc bổ phần nhiều nê trệ cho nên dùng trần bì cho nó dẫn, dùng thăng ma sài hồ làm sứ, một mặt để dẫn cái sức của sâm, kỳ đồng thời cũng làm cho dương khí bị hạ hãm được thăng lên. Nếu dùng bài bổ trung ích khí mà lại bỏ thăng ma sài hồ thì thật là không hiểu rõ ý nghĩa của bài bổ trung ích khí. Cụ nói: “Nghĩ như tiên thiên và hậu thiên không thể chia rẽ hai đường, nếu nguyên khí ở thượng tiêu bị bất túc là do hãm xuống ở trong thận, cần phải dẫn nó lên từ dưới bộ phận chí âm. Nếu do hạ tiêu chân âm bất túc là do khí bay bổng lên bộ phận trên, lại không thể dẫn nó về nguồn được sao? Vì lý do đó mà phải phối hợp bài Bổ trung ích khí với bài Thận khí hoàn cùng sử dụng. Uống buổi sáng để bổ dương, uống buổi tối để bổ âm, cùng nương tựa để cùng bồi dưỡng”.

Mặt khác, khi tạng tỳ không hóa được thức ăn nên trong bụng đầy. Khí của tạng ấy không vận hóa được thì ngưng trệ mà thành đờm rãi. Bốn chân tay thuộc tạng tỳ, dương của tạng tỳ chủ về khí, âm của tạng tỳ chủ về huyết, khi khí huyết không lưu thông đều cho nên đầu ngón tay và chân tê dại. Chứng tê ấy không nên gia các vị chỉ xác, sơn tra, mạch nha, thần khúc. Mà nên gia các vị bán hạ chế, phục linh thì rất thần hiệu. Dương khí ở hạ tiêu là khí của tỳ vị và hậu thiên, dương vốn thăng, nếu yếu thì giáng, vậy nên dùng bài Bổ trung ích khí để đem dương khí trở lên.

 

TTND.BS. Nguyễn Xuân Hướng

Bài thuốc chữa ho do cảm lạnh

Bệnh ho theo Đông y gọi là khái thấu. Phong hàn khái thấu gặp khi thời tiết lúc nóng lúc lạnh thất thường, do không biết đề phòng khiến cho khí phong hàn liễm vào phế làm mất công năng túc giáng, hơi sẽ ngược lên mà gây thành bệnh. Khi phế tạng bị phong hàn đờm hỏa kích thích thì sự hô hấp của khí quản không thuận lợi sẽ gây thành chứng ho. Sau đây là một số bài thuốc trị.

Người bệnh có biểu hiện sợ lạnh, ho luôn, hơi thở ngắn, ra đờm rãi nhiều đặc và hay hắt hơi, mũi chảy ra nước trong, đầu đau, ở trong bụng bức bách khó chịu, không có mồ hôi, mạch phù, hoãn, rêu lưỡi trắng và mỏng.

Hạnh nhân giúp trị ho do cảm lâu ngày, sốt về chiều

Dùng bài “Sâm tô ẩm”: nhân sâm 30g, tử tô ngạnh 30g, bán hạ 30g, chỉ xác 30g, cát cánh 30g, cát căn 30g, tiền hồ 30g, xích linh 30g, trần bì 20g, cam thảo 20g. Các vị đều tán bột. Mỗi lần uống 12-15g, dùng 1,5 bát nước và 2 lát gừng tươi, đun cạn còn 1/2 bát, bỏ bã, cho uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.

Nếu bị cảm phong hàn, có sốt, sợ lạnh, ho có đờm và khí nghịch gây nhức đầu (chứng khí thực mà có hỏa) thì dùng bài này nhưng bỏ nhân sâm, gia xuyên khung 6g, lấy sài hồ (10g) thay tiền hồ gọi là ‘khung tô ẩm”.

Nếu ho và suyễn cũng dùng bài này mà bỏ nhân sâm, gia hạnh nhân 10g, gọi là “Hạnh tô ẩm”.

Nếu ở bên trong có nhiệt thì gia hoàng cầm 8g, có hàn thì gia ma hoàng 4g, can khương 4g.

Nếu là người hư lao, khí huyết đều hư và phụ nữ có thai mắc bệnh này, thì vẫn dùng “Sâm tô ẩm” và kết hợp với “Tứ vật thang” gồm: xuyên khung 6g, thục địa 12g, đương quy 10g, bạch thược 10g, gọi là “Phục linh bổ tâm thang”.

Nếu ho lâu ngày dùng bài “Nhân sâm dưỡng phế thang”: nhân sâm 8g, hạnh nhân 12g, tri mẫu 12g, ô mai 3 quả, địa cốt bì 12g, cam thảo 4g, a giao 12g, đại táo 3 quả, túc xác 8g, tang bạch bì 12g. Các vị cho vào nồi, đổ 3 bát nước, đun cạn còn 1 bát, bỏ bã, chia uống 2 lần.

Nếu thường xuyên mắc phong hàn khái thấu khi gặp lạnh nên dùng bài “Ngọc bình phong tán”: phòng phong 40g, hoàng kỳ 40g, bạch truật 40g. Các vị sấy khô tán bột. Mỗi lần dùng 3 đồng cân, hòa với rượu hoặc nước nóng mà uống. Chữa chứng phong tà lưu niên mãi không tán đi được, phát sinh chứng khái thấu hoặc tự hãn lâu không dứt.

Lương y Thảo Nguyên

Cải xanh trị ho, tiêu đờm

Cải xanh còn gọi là cải bẹ xanh, cải canh. Cải canh là loại rau rất quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày, cách chế biến đa dạng như ăn sống, muối dưa hay nấu canh với cá, thịt, tôm...

Trong y học cổ truyền, hạt cải canh dùng làm thuốc với tên “giới tử”, có cùng công dụng như hắc giới tử, bạch giới tử. Hạt cải canh chứa dầu béo, tinh dầu và chất nhầy, chất sinigrosid. Lá có protid, lipid, glucid, celulose, caroten, vitamin C, acid amin, các nguyên tố Ca, P, Fe. Cải xanh muối dưa có nước, protid, acid lactic, chất xơ, vitamin B, C... Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hóa hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch... Liều dùng: 4 - 8g. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Cải canh vị cay, ôn có tác dụng tiêu đờm do lạnh rất tốt.

Trừ đờm, chữa ho: hạt cải canh 4g, hạt tía tô 12g, hạt rau cải củ 12g. Sắc uống. Dùng cho các chứng bệnh do đờm lạnh kéo vướng phổi, ho, hen suyễn, đờm nhiều và loãng, tức ngực.

Chữa đờm vướng tắc, đau nhức khớp: hạt cải canh 4g, hạt gấc 12g, một dược 12g, quế tâm 12g, mộc hương 12g. Chế thành thuốc bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g, với rượu trắng hâm nóng.

Trừ độc, tiêu nhọt: hạt cải canh, hành ta, liều lượng như nhau. Nghiền hạt cải thành bột, cho hành củ vào trộn cho nhuyễn, đắp vào chỗ bị nhọt hay hạch. Mỗi ngày làm một lần cho đến khi khỏi. Chữa áp-xe lạnh (âm thư), nổi hạch, nhọt lâu ngày mà không có đầu. Hoặc hạt cải canh nghiền thành bột, thêm ít giấm hòa đều, đắp chỗ nhọt mới phát.

Dưa cải muối chua và nước dưa cải: dùng khi dạ dày thiếu acid, sôi bụng, phân sống hoặc khi dùng nhiều kháng sinh đường uống để tái tạo vi khuẩn có ích trong ruột. Do dưa chua sinh nhiệt thấp nên dùng làm món ăn cho người béo phì và đái tháo đường.

Kiêng kỵ: Người sức yếu, sốt nóng (khí hư hữu nhiệt), yếu phổi ho khan cấm uống.

TS. Nguyễn Đức Quang

Chữa đau dạ dày bằng màng mề gà

Màng mề gà (kê nội kim) là lớp màng màu vàng phủ mặt trong của mề gà. Khi mổ gà, lấy mề gà mổ ra, bóc ngay lớp màng bao quanh mề gà, đem rửa sạch rồi phơi. Loại màng tốt có màu vàng nâu, trên mặt có nhiều vết nhăn dọc khi phơi khô chất giòn, dễ vỡ vụn, vết bẻ có cạnh bóng. Khi dùng đem sao với cát cho phồng lên, lấy ra rây bỏ cát là được, bảo quản nơi khô ráo, kín, tránh đè nặng làm vỡ nát.

Theo y học cổ truyền, kê nội kim có vị ngọt, chữa các bệnh rối loạn tiêu hóa, chữa cam tích trẻ em, biếng ăn, ăn không tiêu, bụng đầy trướng, ăn vào muốn nôn, đại tiện lỏng, viêm dạ dày, ruột, sỏi tiết niệu, tiểu rắt, tiểu và đại tiện ra máu, mụn nhọt...

Chữa cam tích (bụng đầy, ít ăn), đái rắt, đái buốt: màng mề gà sao 60g, tán bột, mỗi lần uống 4-6g, ngày 2 lần với nước cơm hoặc nước ấm.

Trẻ tiêu hóa không tốt: Lấy gạo 100g nấu cháo; màng mề gà 15g sao phồng, tán bột cho vào cháo, thêm gia vị (muối hoặc đường). Mỗi ngày ăn 2-3 lần.

Món ăn, bài thuốc dùng cho trẻ biếng ăn: Màng mề gà 6g, thịt lươn 250g. Cách chế biến: Lươn dùng muối tuốt cho hết nhớt, mổ bỏ hết phủ tạng rửa sạch, thái thành từng khúc. Màng mề gà sao khô tán nhỏ, thêm chút muối và gia vị trộn đều với thịt lươn hấp chín, dùng làm thức ăn cho trẻ trên 3 tuổi.

Ho gà: Màng mề gà 10g (sao vàng thành bột), mật ong 50g, tỏi 10 nhánh (ép lấy nước), mã thầy 500g (ép lấy nước). Cho tất cả vào nước (lượng vừa phải) đun sôi. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 thìa con.

Chữa sỏi đường tiết niệu: Màng mề gà 30g, đảm tinh 10g, sơn tra 30g. Tất cả đem tán nhỏ. Cách dùng: Mỗi lần uống 3g với nước đun sôi, ngày 2 lần.

Viêm đại tràng mạn tính: Màng mề gà (sao) 10g, bạch truật 10g. Tán bột, trộn đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 - 6g.

Chữa đau dạ dày: Bột mịn kê nội kim 4g, bột mịn mai mực 4g, bột gạo nếp rang thơm 2g, bột cam thảo đã khử 0,2g. Tất cả trộn thành 1 gói, mỗi ngày uống 2 gói sau bữa ăn.

Trẻ tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng: Màng mề gà 1 cái, hoài sơn (khoai mài) 30g, hai thứ sao vàng tán bột. Gạo nếp 50g nấu cháo. Mỗi lần cho 5g bột nấu cùng cháo, ăn ngày 1-2 lần, ăn liền trong một tuần.

BS. Thu Nga

Thảo dược trị chứng suy nhược cơ thểThảo dược trị chứng suy nhược cơ thểNhững món ăn ngon, vị thuốc tốt từ hạt senNhững món ăn ngon, vị thuốc tốt từ hạt senGiúp bạn nấu cháo ngon cho béGiúp bạn nấu cháo ngon cho bé

Dinh dưỡng phòng bệnh bướu cổ

Bướu cổ đơn thuần là loại u của tuyến giáp trạng, nhưng không kèm tăng hay giảm chức năng tuyến giáp, không viêm cấp, bán cấp, mạn tính hay ác tính tuyến giáp. Bệnh thường gặp ở trẻ em hơn người lớn, nhất là ở bé gái tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở bé trai tới 6 - 7 lần.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là thiếu iốt (I2) trong thức ăn và nước uống. Nước uống có độ cứng cao nhiều Ca, Fluor, Mg làm giảm hoặc chậm quá trình bắt iốt và ôxy hóa iốt ở tuyến giáp. Điều kiện ăn ở chật chội, thiếu vệ sinh nên nồng độ iốt trong không khí thấp. Nhà ở gần biển rộng, thoáng, có nồng độ 18,7mcg I2/1m3 không khí; còn nhà ở phố chật hẹp chỉ có 1 - 2mcg I2/1m3 không khí.

​Khi nấu xong nêm chút muối iốt sẽ có tỷ lệ hấp thu iốt cao gấp nhiều lần cho muối ngay từ đầu khi nấu.

Theo điều tra ngẫu nhiên của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, ở nước ta chỉ có 6% là vùng không thiếu iốt. Ngay ở Hà Nội, Hải Phòng cũng có tình trạng thiếu iốt ở mức độ nhẹ.

Như vậy, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong dự phòng và điều trị bướu cổ đơn thuần, một bệnh có tỷ lệ mắc cao tới 27,1% ở các tỉnh vùng núi; 18% ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và 9,9 - 30,3% ở vùng Đồng bằng sông Hồng, ngoài việc dùng hormon giáp trạng và thuốc có iốt.

Thực đơn hàng ngày cần đầy đủ 4 nhóm thực phẩm

Nhóm thực phẩm chủ yếu: gạo, mỳ, ngô, khoai củ. Hạn chế ăn chất ngọt hấp thụ nhanh như nước ngọt, bánh kẹo, quả chín ngọt để tránh bị bệnh đái tháo đường, xơ vữa động mạch.

Nhóm thực phẩm giàu đạm: thực phẩm động vật: trứng, thịt, tôm, cá... thực vật: đậu đỗ, vừng, lạc...

Nhóm thực phẩm giàu chất béo: mỡ, bơ, dầu thực vật.

Khuyến nghị: Nếu chất béo chiếm 30% năng lượng khẩu phần thì năng lượng axít béo chưa no nhiều nối đôi chiếm dưới 10% năng lượng.

Cần chú ý tỷ lệ axít béo no (có nhiều trong mỡ, bơ) để tránh gây tăng mỡ máu, tăng cholesterol. Axít béo không no (có nhiều trong dầu) một hoặc nhiều nối đôi là axít béo quý, giúp làm giảm lượng mỡ máu, điều hòa cholesterol, hạn chế tình trạng xơ vữa động mạch.

Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: rau quả cung cấp nhiều vitamin như betacaroten-C, nhóm B... và nhiều chất khoáng như selen, iốt... góp phần làm tăng chất chống gốc tự do, tăng sức đề kháng cho con người. Ngoài ra, chất xơ trong rau còn phòng ngừa bệnh táo bón, tăng đào thải cholesterol ra ngoài.

Trong thực phẩm cũng có iốt nhưng phân bố không đều

Cá tươi: 7 - 240mcg/100g; rau cải xoong: 45mcg/100g; trứng toàn phần: 6mcg/100g; dưa chuột: 6mcg/100g; rau dền: 50mcg/100g; khoai tây: 3mcg/100g; đỗ các loại: 1,5 - 14mcg/100g; thịt ba chỉ: 7,6mcg/100g.

Nhu cầu iốt để tuyến giáp hoạt động ở người bình thường là 200 - 300mcg/ngày.

Trong thực tế không phải lúc nào cũng ăn đủ các loại thực phẩm này, còn phụ thuộc vào mùa vụ rau quả, vào điều kiện kinh tế và sức khỏe từng người. Muối hạt hoặc nước mắm từ cá biển có rất nhiều iốt nhưng chúng ta không thể ăn nhiều được. Mà trong quá trình bảo quản và chế biến lượng iốt cũng hao hụt vì thế Chương trình Phòng chống các rối loạn do thiếu iốt đã đưa ra sản phẩm muối iốt, trừ hao hụt khi vận chuyển và bảo quản đến tay người tiêu dùng lượng iốt đảm bảo 200mcg/10g muối.

Khi chế biến phải nấu thế nào để giữ được iốt?

Nếu xào chín rau cho muối iốt vào bắc ra ngay: tỷ lệ hấp thu được 63,2%. Cho muối vào ngay từ đầu khi nấu: tỷ lệ hấp thu còn 18,7%. Nếu dùng dầu đậu nành để xào nấu khoai tây chín cho muối iốt vào bắc ra ngay: 25%. Khi thêm chút dấm để lâu ngày thì tỷ lệ hấp thu do xào bằng dầu đậu nành tăng lên 47,8%.

Còn dùng mỡ động vật khi xào chín cho muối iốt vào bắc ra ngay: tỷ lệ hấp thu 2%.

Những điều cần lưu ý

Muối iốt không nên phơi nắng, rang nóng hoặc để trên gác bếp làm giảm tác dụng của muối. Muối iốt đựng trong túi nilon nhỏ hàn kín để nơi khô ráo không dự trữ quá 6 tháng. Khi nấu nướng cho vào thức ăn rồi bắc ra ngay.

Để lâu ngày một số thực phẩm như bắp cải, củ cải dễ sinh bệnh bướu cổ do thiếu iốt vì trong thức ăn này có chứa chất L.vinyl 5 thio - 2 oxazolidin ức chế quá trình tổng hợp hormon giáp trạng nên không ăn nhiều, liên tục kéo dài thực phẩm này.

BS. Nguyễn Thục Anh